Chiến lược của bạn – Giải pháp của chúng tôi – Hãy hành động ngay

Khi tạo dựng xong website, việc đo lượng người truy cập web cũng như thu thập hành vi người dùng trên website của bạn là quan trọng để phục vụ bán hàng và quảng cáo hiệu quả. Có 3 công cụ mà bạn nên cài đặt cho website của mình trước khi đưa vào hoạt động hoặc đổ tiền vào chạy quảng cáo:  Google Analytics (GA), Google Search Console và Google Tag Manager (GTM).

Và để phân biệt công dụng của từng loại cũng như sự khác nhau giữa chúng, hãy đọc bài viết này của Tâm Phúc Software nhé!

Các khái niệm

1. Google Analytic là gì?

Google Analytics là một công cụ phân tích web miễn phí cung cấp các số liệu thống kê và phân tích cơ bản để người quản trị web dựa vào đó tối ưu hóa các mục đích kinh doanh và tiếp thị. Đặc biệt là trong doanh nghiệp của chúng ta. Mỗi một bộ phận, mỗi một chuyên ngành đều cần phân tích và thống kê. Từ đó có thể đưa ra các quyết định và định hướng cho doanh nghiệp trên nền tảng Internet.

Mục đích

Mục đích chính của Google Analytics là tạo báo cáo thống kê về trang web của bạn. Những báo cáo này có thể bao gồm:

  • Số người đang xem trang của bạn hiện tại
  • Có bao nhiêu người đã vào trang web của bạn trong tuần vừa qua?
  • Họ đến từ Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh?
  • Họ đã xem những trang nào trong phiên?
  • Nội dung nào trên web của bạn được xem nhiều nhất?
  • Có bao nhiêu người đã rời khỏi web của bạn mà không thực hiện bất kỳ hành động nào?
  • Thời điểm nào trong ngày, trong tháng họ ghé thăm website của bạn nhiều nhất?….

Kết quả

Khi đánh giá thành công của quá trình làm SEO, phần lớn chúng ta đều chú trọng đến vị trí xếp hạng của trang web trong kết quả tìm kiếm. Mặt khác, bạn cũng có thể phân tích mức độ hiệu quả của SEO thông qua các số liệu do Google Analytics cung cấp. Giúp chúng ta có thể :

  • Phân đoạn tùy chỉnh (Custom segment)
  • Lưu lượng truy cập tự nhiên và vị trí xếp hạng từ khóa
  • Tốc độ tải trang
  • Tỷ lệ chuyển đổi
  • Tỷ lệ thoát trang

Google Analytics là một công cụ phân tích website rất hay, giúp các quản trị viên website có thể theo dõi tình trạng để điều hướng kế hoạch tốt hơn.

Xem thêm nhiều bài viết bổ ích về SEO : Tại đây

2. Google Search Console là gì?

Google Search Console là công cụ giúp bạn theo dõi và duy trì sự hiện diện của trang web trong kết quả tìm kiếm của Google, theo dõi và tối ưu web, phát hiện và ngăn chặn các tác động xấu đến web.

Những người nên sử dụng công cụ Google Search Console :

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp: Ngay cả khi bạn không tự mình sử dụng Search Console, bạn cũng nên tìm hiểu về Search Console, làm quen với các khái niệm cơ bản về việc tối ưu hóa trang web cho công cụ tìm kiếm và biết những tính năng nào có thể sử dụng trong Google Tìm kiếm.
  • Chuyên gia SEO hoặc nhà tiếp thị: Nếu bạn tập trung vào tiếp thị trực tuyến, Search Console sẽ giúp bạn theo dõi lưu lượng truy cập trang web của bạn, tối ưu hóa thứ hạng của trang web và đưa ra quyết định sáng suốt về giao diện kết quả tìm kiếm của trang. Bạn có thể sử dụng thông tin trong Search Console trong việc đưa ra quyết định kỹ thuật cho trang web và thực hiện phân tích tiếp thị tinh vi kết hợp với các công cụ khác của Google như Analytics, Google Xu hướng và AdWords.
  • Quản trị viên trang web: Là một quản trị viên trang web, bạn quan tâm đến việc vận hành đúng cách trang web của bạn. Search Console cho phép bạn dễ dàng theo dõi và trong một số trường hợp giải quyết các lỗi máy chủ, vấn đề tải trang web và vấn đề an ninh như tấn công và phần mềm độc hại. Bạn cũng có thể sử dụng Search Console để đảm bảo bất kỳ thao tác bảo trì hay điều chỉnh nào bạn thực hiện với trang web cũng không gây cản trở đến hiệu suất tìm kiếm.
  • Nhà phát triển web: Nếu bạn đang tạo thẻ đánh dấu và/hoặc mã thực tế cho trang web của mình, Search Console sẽ giúp bạn theo dõi và giải quyết các vấn đề thường gặp với thẻ đánh dấu, chẳng hạn như lỗi trong dữ liệu có cấu trúc.

 

Các tính năng của Google Search Console

Công cụ Google Search Console cung cấp cho người dùng rất nhiều tính năng tuyệt vời để giám sát và tối ưu hóa hiệu suất trang web của bạn. Trong đó phải kể đến những tính năng sau đây:

  • Thêm sitemap vào search console: Để Google hiểu rõ tất cả các thông tin về website của bạn. Điều này có lợi cho website trong việc xếp hạng và index.
  • Thu thập thông tin và phát hiện lỗi: Google search console cung cấp báo cáo thống kê về các hoạt động mà bot thực hiện trên website của bạn trong vòng 90 ngày gần nhất, đồng thời phát hiện các lỗi và gửi thông báo về cho quản trị viên.
  • Fetch as Google – Tính năng index nhanh: Tính năng này cho phép cung cấp submit URL cho Google để Google lập chỉ mục, giúp về bài viết, thông tin của bạn xuất hiện trên kết quả tìm kiếm trong thời gian nhanh nhất có thể.
  • Thống kê dữ liệu tìm kiếm từ Google: Cung cấp thông tin về vị trí xếp hạng của web, vị trí của người truy cập, từ khóa dẫn đến website, độ tương thích giữa từ khóa và website,…
  • Thống kê link nội bộ và backlink: Google search console cho nhà quản trị biết liên kết ngoài nào trỏ về trang của bạn, tần suất ra sao; ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra được các đường dẫn nội bộ tại mục Internal links
  • Một vài tính năng khác: Bên cạnh những chứng năng chính trên, Google webmaster còn cung cấp khá nhiều chức năng khác như cài đặt ngôn ngữ phù hợp cho website, check lỗi của website khi truy cập bằng thiết bị điện thoại, kiểm tra các hành động bất thường, xem tình hình index,…

Mục đích

Search Console cung cấp công cụ và báo cáo cho các hành động sau:

  • Xác nhận rằng Google có thể tìm và thu thập dữ liệu trang web của bạn.
  • Khắc phục vấn đề lập chỉ mục và yêu cầu lập chỉ mục lại nội dung mới hoặc nội dung cập nhật.
  • Xem dữ liệu về lưu lượng truy cập từ Google Tìm kiếm đến trang web của bạn: tần suất trang web của bạn xuất hiện trong Google Tìm kiếm, cụm từ tìm kiếm nào làm trang web của bạn hiển thị, tần suất người tìm kiếm nhấp vào trang đối với các cụm từ đó, v.v.
  • Nhận thông báo khi Google gặp phải vấn đề lập chỉ mục, nội dung spam hoặc các vấn đề khác trên trang web của bạn.
  • Hiển thị cho bạn những trang web liên kết đến trang web của bạn.
  • Khắc phục các vấn đề về AMP, khả năng sử dụng trên thiết bị di động và các tính năng khác trong Tìm kiếm.

Vai trò và lợi ích của Google Search Console

Sử dụng Google search console mang lại cho nhà quản trị website và các SEOer rất nhiều lợi ích.

  • Tiết kiệm chi phí quản lý website: Google webmaster được Google cung cấp miễn phí.
  • Tiết kiệm thời gian: Với các tính năng ưu việt đã nêu phía trên, công cụ giúp nhà quản trị tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc chăm sóc, quản trị web mà hiệu suất công việc không giảm.

Xem thêm nhiều bài viết bổ ích về SEO : Tại đây

3. Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager được hiểu là trình quản lý thẻ của Google. Trình quản lý này của Google là công cụ miễn phí cho phép bạn quản lý và triển khai thẻ tiếp thị (đoạn mã hoặc pixel theo dõi) trên trang web của doanh nghiệp, trang web cá nhân hoặc bất kì trang web nào (hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động) mà không phải sửa đổi mã.

Dưới đây là một ví dụ rất đơn giản về cách Google Tag Manager hoạt động. Thông tin từ một nguồn dữ liệu (trang web của bạn) được chia sẻ với một nguồn dữ liệu (Analytics) khác thông qua Trình quản lý thẻ của Google. Google Tag Manager trở nên rất tiện dụng khi bạn có rất nhiều thẻ để quản lý vì tất cả mã được lưu trữ ở một nơi.

Mục đích

Google Tag Manager giúp bạn quản lý toàn bộ những thẻ gắn trên trang web dễ dàng hơn, chúng được gom lại một chỗ, với giao diện người dùng trực quan. Dễ dàng sử dụng ngay cả đối với những người không biết gì về code. Thậm chí chỉ cần đọc qua 1, 2 bài hướng dẫn là bạn đã bắt đầu tracking hành vi nút bấm, gửi form ngon lành và trơn tru.

Sự khác nhau giữa Google Analytics, Google Search Console và Google Tag Manager

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã hình dung sự khác nhau cơ bản về mục đích của Google Analytics, Google Search Console và Google Tag Manager  đúng không nào? Và tóm tắt lại, chúng ta có thể hiểu nôm na như sau:

Google Analytics: Phục vụ chúng ta xem báo cáo, phân tích chi tiết khách hàng truy cập website của mình ( khách ở vị trí địa lý nào truy cập nhiều, số lượng khách truy cập, độ tuổi, giới tính…)

Google Search Console: Phục vụ chúng ta xem lưu lượng truy cập website, những từ khóa khách hàng tìm kiếm và theo dõi sự hiện diện của website trên google

Google Tag Manager: Phục vụ chúng ta cài các thẻ theo dõi ( Pixel facebook, thẻ theo dõi google..) để chạy quảng cáo Facebook, Google…

Xem thêm nhiều bài viết bổ ích về SEO : Tại đây

Đó là tất cả những kiến thức mà Tâm Phúc muốn chia sẻ cho tất cả mọi người. Các công cụ của Google đều có nhiệm vụ riêng dành cho mình. Những lợi ích của mỗi công cụ đều có cái hay riêng của nó, chúng bổ trợ nhau và giúp cho website của chúng ta ngày các tốt hơn. Giúp SEO trên thanh công cụ tìm kiếm của hệ sinh thái Google ngày càng mạnh và có thứ hạng tốt hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp mọi người có góc nhìn rõ hơn về bộ 3 công cụ của Google này. Tâm Phúc Software hẹn gặp mọi người ở bài chia sẻ kế tiếp.

Tác giả : Hoài Giang

———————————————————————————————–

Mọi người cũng có thể theo dõi Tâm Phúc để tiếp nhận thêm nhiều thông tin hữu ích qua : 

Fanpage Facebook: Công ty TNHH Công nghệ kết nối Tâm Phúc

Instagram: Tâm Phúc Official

Youtube: Tâm Phúc Chanel

Zalo OA: https://zalo.me/140288220452448757

Tiktok: @tamphucsoftware.tt

Viper/Telegram/WhatsApp/Skype: 0909 779 653

Bình luận (620)