Chiến lược của bạn – Giải pháp của chúng tôi – Hãy hành động ngay
ERP

ERP là viết tắt của từ gì ? ERP hay còn gọi với cái tên đầy đủ là Enterprise Resource Planning (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp). Phần mềm ERP bao gồm các công cụ quản lý quy trình kinh doanh chiến lược và mạnh mẽ có thể được sử dụng để quản lý thông tin trong một tổ chức. Mặc dù ngày nay mọi công ty và tổ chức hoạt động khác nhau, họ đều phải đối mặt với một thách thức chung: để duy trì cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày nay, họ cần một phương pháp độc lập và hiệu quả để lưu trữ và truy cập thông tin. Đó là tình huống mà hệ thống ERP có vai trò quan trọng. Hệ thống ERP tích hợp tất cả các khía cạnh của một doanh nghiệp vào một hệ thống thông tin toàn diện có thể được truy cập bởi các cá nhân trong toàn bộ tổ chức. 

Để thành công trong môi trường kinh doanh phức tạp và ngày càng cạnh tranh ngày nay, bạn cần có hệ thống để có thể dễ dàng hợp lý hóa, tự động và thay đổi quy mô. Tài nguyên này sẽ giúp bạn chọn, triển khai và quản lý hệ thống ERP tại tổ chức của bạn.

1.Hệ thống ERP – ERP SYSTEM là gì?

Giải pháp erp là một hệ thống ERP bao gồm các phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể hay còn gọi là giải pháp hoạch định tài nguyên doanh nghiệp thời đại công nghệ số hóa hiện nay.

Bên cạnh đó thì bao gồm các ứng dụng và công cụ giúp tất cả các lĩnh vực trong doanh nghiệp của bạn giao tiếp với nhau theo cách hiệu quả hơn. Hệ thống ERP tích hợp tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp vào một hệ thống thông tin toàn diện và cực kỳ chi tiết.

Ví dụ: Nhân viên phụ trách lập kế hoạch và lập lịch trình có quyền truy cập vào cùng một dữ liệu với nhân viên phụ trách quản lý tài chính cho nhu cầu cụ thể của họ. Tất cả dữ liệu có sẵn trong thời gian thực, cho phép người lao động đưa ra các quyết định kinh doanh nhanh hơn, đúng đắn hơn. Với các hệ thống ERP, tất cả các chức năng kinh doanh quan trọng—ước tính, sản xuất, tài chính, nhân sự, tiếp thị, bán hàng, mua hàng—có chung một nguồn thông tin cập nhật mới nhất. Các hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp giúp hợp lý hóa việc thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu của tổ chức bạn. Hệ thống ERP phù hợp có thể giúp bạn thu thập và lưu trữ dữ liệu vào một nơi từ các lĩnh vực, chẳng hạn như:

  • Tài chính & Kế toán
  • Nhân sự
  • Quản lý quan hệ khách hàng
  • Quản lý sản xuất
  • Kinh doanh thông minh
  • Quản lý kho hàng
  • Quản lý hàng tồn kho
  • Quản lý chuỗi cung ứng
  • Điểm bán hàng (POS)

Xem thêm video: ERP là gì? Hệ thống ERP | Giải pháp ERP Cho Doanh Nghiệp

ERP là gì? Hệ thống ERP | Giải pháp ERP Cho Doanh Nghiệp

Khái niệm ERP hiện nay đó chính là một hệ thống bao gồm nhiều liên quan đến tất cả các bộ phận của doanh nghiệp để hỗ trợ các nhà quản trị cấp cao như CEO – giám đốc hoạch định và quản lý. Nhằm đảm bảo các nguồn lực hiệu quả giải pháp là một hệ thống phần mềm doanh nghiệp trọn gói cho phép.

2.Lợi ích của ERP

Tâm Phúc xin chia sẻ ngắn gọn cho mọi người hiểu thêm một số lý do và lợi ích của ERP khiến các tổ chức sử dụng hệ thống ERP:

  • Tài chính & Kế toán
  • Cung cấp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thông tin trong thời gian thực về hoạt động của họ.
  • Cung cấp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhóm quyền truy cập tức thì vào chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.
  • Cho phép các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xác định thách thức, khám phá cơ hội và đưa ra quyết định nhanh hơn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau của doanh nghiệp.
  • Giúp tự động hóa và hợp lý hóa các công việc nhàm chán và quy trình dư thừa.
  • Cung cấp cho nhân viên các công cụ và dữ liệu mà họ cần để đạt được thành công.
  • Cung cấp một điểm tin cậy cho tổ chức.
  • Thường có thể được truy cập ở bất kỳ đâu (ngoài địa điểm và từ thiết bị di động).
  • Giúp tăng năng suất trong nhóm của bạn.
  • Giúp các nhóm cộng tác với nhau và với các nhà cung cấp bên thứ ba dễ dàng hơn.
  • Cung cấp công cụ báo cáo và dự đoán mạnh mẽ mà bạn có thể sử dụng để đưa ra các quyết định sáng suốt về tương lai của doanh nghiệp.
  • Bảo mật dữ liệu và giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn tiếp tục hoạt động theo các quy định và luật toàn cầu.

3.Giải pháp ERP là gì?

Công ty tự động hóa và tích hợp phần lớn quá trình hoạt động doanh nghiệp chia sẻ dữ liệu và thực tiễn hoạt động trong và giữa các bộ phận của doanh nghiệp sản xuất và tiếp cận thông trong môi trường theo thời gian thực giải pháp ERP có thể đi vào hầu hết các lĩnh vực công nghiệp bởi tính linh động chính giải pháp và đội ngũ triển khai các doanh nghiệp sử dụng phần mềm ERP thường chất từ 10 đến 20% các mô đun để phù hợp với nhu cầu cũng như thực tiễn sử dụng của mình, một số phần mềm nghĩa thi còn cho phép chính và sử dụng tùy chỉnh các giao diện phần mềm liên quan đến nhiệm vụ họ tại Việt Nam.

Doanh nghiệp đang triển khai tự động hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp quy mô nhỏ thường sử dụng phần mềm kế toán ngược lại các doanh nghiệp lớn nhất lưu và đồng bộ và máy móc và tự động hóa hệ thống quản trị bằng phần mềm ERP quốc tế có được bảo mật cao và được sử dụng trên nhiều quốc gia.

4.Quy trình của hệ thống ERP

Theo Tâm Phúc thì quy trình triển khai hệ thống ERP có thể kết hợp giữa mô hình Waterfall (Thác nước) và Mô hình Agile – Mô hình chung của đa số hầu hết của các hệ thống ERP trên toàn thế giới. Cụ thể, quy trình triển khai công nghệ ERP sẽ được thực hiện tuần tự từ khảo sát, nghiên cứu các bài toán của doanh nghiệp tới các bước phân tích thiết kế, lập trình, Kiểm thử sản phẩm (Test), triển khai, đào tạo, cuối cùng là quy trình bảo hành sản phẩm. Doanh nghiệp có thể tương tác với đơn vị phát triển phần mềm trong suốt quá trình thực hiện dự án. Tại ITG quy trình triển khai phần mềm ERP thực hiện theo 6 bước:

Bước 1: Khảo sát thực tế tại doanh nghiệp 

Đội ngũ Business Analyst (BA) sẽ làm việc trực tiếp với từng bộ phận trong doanh nghiệp, làm rõ các quy trình, hiểu nhu cầu và bài toán và các yêu cầu của từng bộ phận.

Bước 2: Phân tích thiết kế hệ thống ERP

Sau quá trình khảo sát là bước phân tích thiết kế hệ thống. Trong giai đoạn này, đội ngũ BA sẽ viết tài liệu URD (User Requirements Document – Tài liệu mô tả yêu cầu người dùng). Tài liệu này sẽ được đội dự án 2 bên ký biên bản thống nhất trước khi đưa sang bộ phận lập trình thiết kế hệ thống.

Bước 3: Lập trình hệ thống

Dựa vào tài liệu URD, bộ phận lập trình sẽ thiết kế các chức năng theo yêu cầu mô tả từ URD. Thời gian thiết kế hệ thống sẽ phụ thuộc vào các chức năng cần thiết có trong phần mềm theo nhu cầu của doanh nghiệp

Bước 4: Test hệ thống ERP 

Sau khi đội lập trình hoàn thiện các chức năng thì đội ngũ kiểm thử hệ thống (Tester) của đơn vị phần mềm sẽ kiểm tra các chức năng, tìm kiếm các lỗi. Đến khi không còn lỗi thì phần mềm sẽ được chuyển giao sang khách hàng.

Bước 5: Vận hành thử

Sau khi hoàn thiện việc lập trình hệ thống ERP (ERP Systems), nhà cung cấp phần mềm sẽ cử nhân sự để đào tạo các key user và nhập dữ liệu để vận hành hệ thống. Mặc dù phần mềm ERP đã được các đơn vị cung cấp kiểm tra trước đó, tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực tế sẽ giúp hai bên dễ dàng đánh giá được tính hiệu quả và phát hiện ra những điểm cần điều chỉnh kịp thời.

Để quá trình triển khai phần mềm ERP thực sự thành công, nhà quản lý cần phải liên tục giám sát và kiểm tra chất lượng và độ hiệu quả khi đưa giải pháp công nghệ này vào thực tế. Từ đó, khi cần thiết, doanh nghiệp và các nhà cung cấp có thể có những điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu và yêu cầu sản xuất kinh doanh.

Bước 6: Nghiệm thu hệ thống ERP

Sau thời gian triển khai (thường từ 1-2 tháng), nếu quy trình không gặp bất kỳ trục trặc gì thì đơn vị phần mềm và doanh nghiệp sẽ tiến hành tổng kết, nghiệm thu và kết thúc dự án.

5.Phần mềm ERP là gì?

Phần mềm ERP theo Tâm Phúc nói thì các bạn có thể hiểu đơn giản đây là một mô hình công nghệ all-in-one, tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau thành các module của một gói phần mềm duy nhất, giúp tự động hoá từ A đến Z các hoạt động liên quan tới tài nguyên của doanh nghiệp. Mục đích của phần mềm ERP là tạo ra một hệ thống dữ liệu tự động hợp nhất và xuyên suốt qua các phòng ban và khâu hoạt động như quản lý mua hàng, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự,…

Xem thêm phần mềm tích hợp của Tâm Phúc : SOFTWAREVIET

6.Đặc điểm của phần mềm ERP

1. ERP là một hệ thống quản trị sản xuất kinh doanh hợp nhất. Mọi thành viên doanh nghiệp (từ nhà quản lý tới nhân viên), mọi công đoạn và phòng ban chức năng xâu chuỗi thành một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có trật tự.

2. ERP là một hệ thống phần mềm hỗ trợ chứ không phải dây chuyền sản xuất tự động thay thế sức người. Cho nên mọi người đừng hiểu lầm chức năng của phần mềm như thế này nhé.

3. ERP là một hệ thống quản lý hoạt động theo quy tắc và kế hoạch rõ ràng. Các nhân viên với nhiệm vụ cụ thể cần được xác định từ trước cùng với quy định nhất quán, chặt chẽ; kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập ra theo đthời gian định kì

4. ERP là hệ thống liên kết giữa các phòng ban trong công ty để chúng cùng làm việc, trao đổi, cộng tác qua lại với nhau chứ không phải mỗi phòng ban là một cát cứ hoạt động riêng lẻ.

Kết

Hy vọng rằng, từ những kiến thức mà chúng tôi đưa ra, có thể giúp bạn hiểu về ERP là gì? Nếu quý khách cần sự tư vấn xây dựng hệ thống ERP cho doanh nghiệp hãy liên hệ với Tâm Phúc SOFTWARE. Chuyên gia cung cấp giải pháp về phần mềm quản lý ERP của chúng tôi đã sẵn sàng giải đáp tất cả các câu hỏi và giúp doanh nghiệp lựa chọn giải pháp phù hợp.

Mọi người cũng có thể theo dõi Tâm Phúc để tiếp nhận thêm nhiều thông tin hữu ích qua : 

Fanpage Facebook: Công ty TNHH Công nghệ kết nối Tâm Phúc

Instagram: Tâm Phúc Official

Youtube: Tâm Phúc Chanel

Zalo OA: https://zalo.me/140288220452448757

Tiktok: @tamphucsoftware.tt

Viper/Telegram/WhatsApp/Skype: 0909 779 653

——————————————–

📍 𝐒𝐎𝐅𝐓𝐖𝐀𝐑𝐄𝐕𝐈𝐄𝐓:
Email: tamphucsoftware@gmail.com
Địa chỉ: 14/7 Bis Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3 , Ho Chi Minh City.
SĐT: 0909 779 653

Bình luận (2)

  • Khách

    Tháng Mười Một 11, 2022 - 4:44 chiều

    Visitor Rating: 5 Stars

  • JanisK

    Tháng Bảy 13, 2024 - 1:03 chiều

    Very interesting points you have mentioned, regards for posting.Blog money

Để lại bình luận tại đây

Liên hệ



}